Quy định mới về thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Việc cấp giấy phép xây dựng được coi là cơ sở đảm bảo quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trong xây dựng công trình; đồng thời tạo điều kiện kiểm tra, giám sát, xử lí các vi phạm về trật tự xây dựng.

Có thể nói giấy phép xây dựng như tấm vé thông hành đối với các chủ đầu tư, là tiền đề để họ có thể thực hiện việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật hiện hành về giấy phép xây dựng (như đối tượng phải xin cấp phép, điều kiện để được cấp phép, trình tự thủ tục xin cấp phép…) là rất cần thiết, giúp các chủ đầu tư tránh được những sai phạm đáng tiếc. Xoay quanh một số vấn đề pháp lí cơ bản về giấy phép xây dựng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

  1. Những công trình xây dựng nào phải xin giấy phép xây dựng?

Chủ đầu tư và nhà thầu thi công chỉ được khởi công xây dựng công trình khi đã có đủ các điều kiện khởi công theo quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng năm 2003, bao gồm: Có mặt bằng xây dựng; có Giấy phép xây dựng đối với các công trình phải có Giấy phép xây dựng; có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt; có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; có hợp đồng xây dựng; có đủ nguồn vốn để thực hiện theo tiến độ.

Vì vậy, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình không phải xin cấp phép xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 “Về cấp giấy phép xây dựng”, bao gồm:

– Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng.

– Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư.

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.

– Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Cần lưu ý một điểm mới trong quy định này, đó là theo điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12-2-2009 của Chính phủ “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” (văn bản đã hết hiệu lực), công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuộc diện không phải xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành tại Nghị định 64/2012/NĐ-CP, trường hợp này không còn thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng nữa. Đối với những công trình, theo quy định trước khi Nghị định số 64/2012/NĐ-CP có hiệu lực mà thuộc đối tượng không phải xin giấy phép xây dựng, nhưng theo quy định của Nghị định này thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng, nếu đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép, nhưng nếu chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị để được xem xét cấp phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng.

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng:

Hiểu rõ thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng giúp các chủ đầu tư xác định đúng nơi mình phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể, rõ ràng tùy thuộc vào đối tượng xin cấp phép xây dựng, cụ thể như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (xác định theo hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng do Bộ xây dựng ban hành); công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của UBND cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và tại những khu vực theo quy định của UBND cấp huyện khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Lưu ý: Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.

  1. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng:

* Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng:

Công việc đầu tiên cần phải thực hiện khi muốn xin cấp phép xây dựng là chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Dưới đây là những tài liệu cần có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình, nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 1 Thông tư số 10/2012/TT-BXD).

– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định (nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 10/2012/TT-BXD).

– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.

– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

  1. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng:

– Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Cơ quan cấp giấy phép xây dựng xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu thì cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

– Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu với các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

– Thời gian cấp giấy phép xây dựng: Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.

– Nhận kết quả và nộp lệ phí: Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Trân trọng./.

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

Trụ sở   : F2/30P5 Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A-Bình Chánh- Tphcm

     Văn phòng đại diện   : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, quận Tân Bình, Tphcm

 Website :www.anphuccorp.com

    Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

    Hotline : 0918 20 60 68

Nghiệm thu bàn giao nhà anh Khiêm Quận 9

Công ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC chân thành cảm ơn anh Khiêm đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ Tư Vấn Giám Sát của công ty. Để đáp lại sự tin tưởng đó, Công ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC đã nổ lực mang lại chất lượng tốt nhất đến với ngôi nhà của anh.

 

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

  Trụ sở   : F2/30p5, Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A – Bình Chánh, Tphcm

    Văn phòng đại diện : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, q.Tân Bình, Tphcm

   Website :www.anphuccorp.com

Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

  Hotline : 0918 20 60 68

BIỆN PHÁP ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP

1 Công tác trắc địa công trình

Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN 3972-85.

Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.

Định vị vị trí và cốt cao độ 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao độ 0,000. Định vị công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.

Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc.Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình.
Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.

Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.

Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.

2 Công tác ép cọc bê tông

Công tác chuẩn bị biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

a.Chuẩn bị mặt bằng thi công:
+Khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vực ép cọc bê tông,đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông phải bằng phẳng không ghồ ghề lồi,lõm.
+ Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân ,chỉnh .
+Loại bỏ những cọc không đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật.
+Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo kĩ thuật của công tác khảo sát địa chất,kết quả xuyên tĩnh….
+ Định vị và giác móng công trình

b.thiết bị thi công
* Thiết bị ép cọc bê tông:
Thiết bị ép cọc bê tông phải có các chứng chỉ , có lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan thẩm quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
Đối với thiết bị ép cọc bê tông bằng hệ kích thuỷ lực cần ghi các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:
+ Lưu lượng bơm dầu
+ áp lực bơm dầu lớn nhất
+ Diện tích đáy pittông
+ Hành trình hữu hiệu của pittông
+ Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực đầu và van chịu áp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thiết bị ép cọc bê tông được lựa chọn để sử dụng vào công trình phải thoả m•n các yêu cầu sau:
+ Lực ép lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất (Pep)max tác động lên cọc do thiết kế quy định
+ Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh hoặc tác dụng đều trên các mặt bên cọc khi ép ôm.
+ Quá trình ép không gây ra lực ngang tác động vào cọc
+ Chuyển động của pittông kích hoặc tời cá phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc bê tông.
+ Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo.
+ Thiết bị ép cọc bê tông phải có van giữ được áp lực khi tắt máy.
+ Thiết bị ép cọc bê tông phải đảm bảo điều kiện vận hành theo đúng các quy định về an toàn lao động khi thi công.
Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc bê tông. Chỉ nên huy động khoảng 0,7 – 0,8 khả năng tối đa của thiết bị .

– Đặc biệt khi ép cọc bê tông trục 1 của công trình do vướng bờ tường của công trình bên cạnh nên không thể chất tải đối xứng trên dàn ép mà ta phải chất tải bất đối xứng nên có điều kiện dự phòng số khối bê tông có thể nhiều hơn so với tính toán.

2.2.Công tác chuẩn bị:
Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.
Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1? so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm

2.3.Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép
Quá trình ép cọc bê tông trong hố móng gồm các bước sau:

a.Chuẩn bị:
– Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng.
-Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc bê tông.
-Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.
-Chất đối trọng lên khung đế.
-Cẩu lắp giá ép vào khung đế,dịnh vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.

 Quá trình thi công ép cọc bê tông:

Bước 1: ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép,điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng.
Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc do đó đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, phải căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm.
Đầu trên của C1 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.. Nếu máy không có thanh định hướng thì đáy kích ( hoặc đầu pittong ) phải có thanh định hướng. Khi đó đầu cọc phải tiếp xúc chặt với chúng.
Khi 2 mặt masát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực. Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn C1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 1 cm/ s.
Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.

Hàn nối cọc bê tông cốt thép.

Bước2: Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế (ép đoạn cọc trung gian C2):
Khi đ• ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian C2 .
Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn C2 , sửa chữa cho thật phẳng.
Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn.
Lắp đặt đoạn C2 vào vị trí ép. Căn chỉnh để đường trục của C2 trùng với trục kích và đường trục C1. Độ nghiêng của C2 không quá 1 ?.Trước và sau khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng ni vô .Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế.
Tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực masát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.
Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.
Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyên không quá 2 cm/s.
Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đ• gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn ( hoặc phải kiểm tra dị vật để xử lý ) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.

Trong quá trình ép cọc bê tông, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trình gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép .Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên,cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.

Yêu cầu đối với biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

– Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.
– Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.
– Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.
– Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.
– Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.

Bước 3: ép âm Khi ép đoạn cọc cuối cùng(đoạn thứ 4)đến mặt đất,cẩu dựng đoạn cọc lõi(bằng thép) chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép lõi cọc để đầu cọc cắm đến độ sâu thiết kế.đoạn lõi này sẽ được kéo lên để tiếp tục cho cọc khác.

Bước 4: Sau khi ép xong một cọc,trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép.Trong quá trình ép cọc bê tông trên móng thứ nhất ,dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai.
Sau khi ép xong một móng , di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 đ• được đặt trước ở hố móng thứ 2.Sau đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.

Kết thúc việc ép xong một cọc:

Cọc được công nhận là ép xong khi thoả m•n hai điều kiện sau:
+ Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định.
+ Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.
Trường hợp không đạt hai điều kiện trên , phải báo cho chủ công trình và cơ quan thiết kế để xử lý. Khi cần thiết làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở kết luận xử lý.
Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1? ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ).
Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát , vỉa sét cứng…
Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.
Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép (Pep)max .

  1. Sai số cho phép :
    Tại vị trí cao đáy đài đầu cọc không được sai số quá 75mm so với vị trí thiết kế , độ nghiêng của cọc không quá 1% .

d.Thời điểm khoá đầu cọc:
Thời điểm khoá đầu cọc từng phần hoặc đồng loạt do thiết kế quy định.
Mục đích khoá đầu cọc để
Huy động cọc vào làm việc ở thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình. Đảm bảo cho công trình không chịu những độ lún lớn hoặc lún không đều.
– Việc khoá đầu cọc phải thực hiện đầy đủ :
+ Sửa đầu cọc cho đúng cao độ thiết kế .
+ Trường hợp lỗ ép cọc bê tông không đảm bảo độ côn theo quy định cần phải sửa chữa độ côn, đánh nhám các mặt bên của lỗ cọc.
+ Đổ bù xung quanh cọc bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót.
+ Đặt lưới thép cho đầu cọc.
– Bê tông khoá đầu cọc phải có mác không nhỏ hơn mác bê tông của đài móng và phải có phụ gia trương nở, đảm bảo độ trương nở 0,02
– Cho cọc ngàm vào đài 10 cm thì đầu cọc phải nằm ở cao độ – 1,55 m.

  1. Báo cáo lý lịch ép cọc bê tông .
    Lý lịch ép cọc bê tông phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau :
    – Ngày đúc cọc .
    – Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc .
    – Chiều sâu ép cọc bê tông , số đốt cọc và mối nối cọc .
    – Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.
    – áp lực hoặc tải trọng ép cọc bê tông trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt cọc -lưu ý khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc bê tông , đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20 cm.
    – áp lực dừng ép cọc bê tông.
    – Loại đệm đầu cọc.
    – Trình tự ép cọc bê tông trong nhóm.
    – Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc bê tông theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ nghiêng.
    – Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

Văn phòng đại diện : F2/30p5, Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A – Bình Chánh, Tphcm

  Trụ sở   : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, q.Tân Bình, Tphcm

   Website :www.anphuccorp.com

Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

  Hotline : 0918 20 60 68

 

Dự án: Nhà Phố Riêng Lẻ

Dự án: Nhà phố riêng lẻ.

Chủ đầu tư: Chị. Trần Thị Lan Anh.

Địa điểm: 46/15 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q. 1, Tp.Hcm

Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC

Hạng mục đang thi công: Kết cấu bê tông móng, sàn trệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

 Trụ sở : F2/30p5 Liên ấp 2 – 6, Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A – Bình Chánh, Tphcm

    Văn phòng đại diện  : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, q.Tân Bình, Tphcm

      Website :www.anphuccorp.com

Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

  Hotline : 0918 20 60 68

DỰ ÁN VĂN PHÒNG CHO THUÊ – QUẬN 7.

Áp dụng biện pháp đổ bê tông cột, dầm, sàn cùng một lúc, biện pháp này gặp rất nhiều khó khăn trong thi công nhưng sẽ rút ngắn được tiến độ bàn giao.

Dự án: Văn phòng cho thuê.

Chủ đầu tư: Anh. Lê Thanh Nhân.

Địa điểm: A124 – A125, Đường số 9, P. Tân Hưng, Q. 7, Tp.Hcm.

Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC.

Hạng mục đang thi công: Móng, sàn hầm, vách hầm.

 

 

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

 Trụ sở : F2/30p5 Liên ấp 2 – 6, Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A – Bình Chánh, Tphcm

    Văn phòng đại diện  : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, q.Tân Bình, Tphcm

      Website :www.giamsatxaydunganphuc.com

Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

  Hotline : 0918 20 60 68

 

 

 

DỰ ÁN: VĂN PHÒNG CHO THUÊ – QUẬN TÂN BÌNH

Quy mô dự án: 01 tầng hầm và 10 tầng lầu bên trên.

Chủ đầu tư: Anh. Lưu Quốc Hưng.

Địa điểm: 15 Thép Mới, P.12, Q. Tân Bình, Tp.Hcm

 

 

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

Trụ sở   : F2/30P5 Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A-Bình Chánh- Tphcm

     Văn phòng đại diện   : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, quận Tân Bình, Tphcm

 Website :www.anphuccorp.com

    Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

    Hotline : 0918 20 60 68

Biệt thự phố – 436/2F, Đường 3 tháng 2, P.12, Q.10, TP.HCM

Dự án được Tư Vấn Giám Sát bởi: Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC

Các công tác kiểm tra ban đầu trước khi đổ bê tông luôn được Kỹ sư Tư Vấn Giám Sát của công ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC tiến hành kỹ lưỡng. Nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bê tông dầm sàn và khả năng chịu lực của dầm sàn được phát huy tối đa.

 

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

Trụ sở   : F2/30P5 Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A-Bình Chánh- Tphcm

     Văn phòng đại diện   : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, quận Tân Bình, Tphcm

 Website :www.anphuccorp.com

    Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

    Hotline : 0918 20 60 68

NHÀ PHỐ 49 Phó Đức Chính – Chủ đầu tư : anh TRẦN NAM HIỆP

Dự án được Tư Vấn Giám Sát bởi: Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC

Được sự tin tưởng của chủ nhà, kỹ sư tư vấn giám sát của công ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC đã làm việc nổ lực nhằm mang lại chất lượng tốt nhất cho công trình củng như giảm thiểu phát sinh trong quá trình thi công và các rủi ro trong quá trình sử dụng sau này

 

 

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

Trụ sở   : F2/30P5 Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A-Bình Chánh- Tphcm

     Văn phòng đại diện   : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, quận Tân Bình, Tphcm

 Website :www.anphuccorp.com

    Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

    Hotline : 0918 20 60 68

Dự án Văn Phòng Cho Thuê kết hợp kinh doanh Coffee.

Khởi công dự án Văn Phòng Cho Thuê kết hợp kinh doanh Coffee – Dĩ An – Bình Dương.

Chủ đầu tư : Ông. TSOI QUÍ CƯỜNG

Dự án được Tư Vấn Giám Sát bởi Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC.

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU !

 

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

Trụ sở : F2/30p5, Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A – Bình Chánh, Tphcm

    Văn phòng đại diện : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, q.Tân Bình, Tphcm

   Website :www.anphuccorp.com

Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

  Hotline : 0918 20 60 68

Dự án Trường Mầm Non Quốc Tế HESS – Quận 6, TP.HCM

Dự án Trường Mầm Non Quốc Tế HESS – Đường Đặng Nguyên Cẩn – Quận 6 – TP.HCM

Dự án được tư vấn giám sát bởi Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giám sát dự án trường học, đội ngũ kỹ sư của Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng AN PHÚC đã tư vấn cho Chủ Đầu Tư những phương án tối ưu cho công trình của mình nhằm đem lại công năng sử dụng và chất lượng tốt nhất cho dự án.

 

 

 

 

 

Công Ty TNHH Tư Vấn Giám Sát và Xây Dựng An Phúc

Trụ sở   : F2/30P5 Tổ 3, Ấp 6B, Vĩnh Lộc A-Bình Chánh- Tphcm

     Văn phòng đại diện   : 96 Hoàng Hoa Thám, p.12, quận Tân Bình, Tphcm

 Website :www.anphuccorp.com

    Email   : anphuc.tvgs@gmail.com

    Hotline : 0918 20 60 68